Trường: Đại học Đại Học Mở Hà NộiXem điểm chuẩn

Mã trường: MHN

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI NĂM 2023

Phương thức tuyển sinh Đại học Mở Hà Nội năm 2023:

- Xét học bạ;

- Sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, kết hợp điểm học bạ hoặc thi tốt nghiệp với điểm năng khiếu.

- Sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển

Không phương thức nào được áp dụng cho tất cả, mà do trường Đại học Mở Hà Nội quy định theo từng ngành. Cụ thể như sau:

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023:

1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh:

Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức) bao gồm:

a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định từng ngành, chương trình đào tạo, phương thức xét tuyển;

b) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ hợp lệ và lệ phí (nếu có) theo quy định;

c) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với những người tàn tật, khuyết tật, tùy tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học, Hiệu trưởng xem xét quyết định.

2. Phạm vi tuyển sinh:

Trường Đại học Mở Hà Nội xét tuyển thí sinh trên cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh:

- Trường Đại học Mở Hà Nội xét tuyển căn cứ vào kết quả thi các môn văn hóa từ kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ; xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh; xét kết quả bài thi năm 2024 (bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức - HSA, bài thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức - HUST); xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu; xét kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu; sử dụng phương thức khác (nếu có).

- Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức xét tuyển theo các phương thức xét tuyển trình độ đại học năm 2024 các ngành, cụ thể như sau:

- Với hình thức xét học bạ, thí sinh cần có điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp xét tuyển (THXT) hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0. Điểm trung bình của môn học tham gia xét tuyển là điểm trung bình cả năm lớp 12 của môn học đó. Nhà trường nhận hồ sơ xét học bạ từ ngày 02/5/2024, thời hạn dự kiến đến 20/06/2024, thời hạn điều chỉnh (nếu có) nhà trường sẽ thông báo trên cổng thông tin tuyển sinh (http://tuyensinh.hou.edu.vn).

- Các ngành có thi môn năng khiếu vẽ gồm: ngành Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa và ngành Kiến trúc. Các môn năng khiếu vẽ tính hệ số 2 gồm: Hình họa, Vẽ Mỹ thuật và Bố cục màu.

- Để đủ điều kiện tham gia xét tuyển vào các ngành có môn năng khiếu vẽ, thí sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh môn năng khiếu vẽ do Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức (Nhà trường tổ chức thi môn Hình họa và môn Bố cục màu). Nhà trường nhận hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu vẽ từ ngày 15/3/2024; thí sinh cần xem kỹ thủ tục đăng ký dự thi và ngày thi chính thức tại địa chỉ http://tuyensinh.hou.edu.vn Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ chủ động sử dụng kết quả thi năng khiếu vẽ của thí sinh, kết hợp với kết quả các môn văn hóa để xét tuyển. Thí sinh xét học bạ cần nộp hồ sơ về Trường Đại học Mở Hà Nội; thí sinh xét kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 thì nộp hồ sơ cùng hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT, Trường sẽ tải kết quả thi năng khiếu vẽ lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT.

- Nếu không kịp tham dự kỳ thi năng khiếu vẽ do Trường tổ chức, thí sinh có thể dự thi tại các trường đại học khác trên cả nước, sau đó nộp phiếu điểm năng khiếu để tham gia xét tuyển, nhưng phải chú ý hạn nộp phiếu điểm, thời hạn nộp phiếu điểm sẽ công bố tại Cổng thông tin của Nhà trường tại địa chỉ http://tuyensinh.hou.edu.vn.

Lưu ý: Các môn năng khiếu có thể được công nhận tương đương: Trang trí màu tương đương Bố cục màu (vẽ bằng màu); Hình họa tương đương Vẽ mỹ thuật (vẽ bằng chì đen).

- Thí sinh muốn xét tuyển bằng phương thức mã 402 cần tham dự bài thi HSA hoặc HUST, thời gian thi theo lịch thi của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh

Trong đó mã xét tuyển, mã tổ hợp được quy định như sau:

- 100: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT;

- 200: Sử dụng kết quả học tập cấp THPT;

- 301: Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh;

- 402: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;

- 405: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

- 406: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;

- 500: Sử dụng phương thức khác (xét tuyển dự bị đại học,...);

- Q00: Tổ hợp xét tuyển quy ước sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;

- K00: Tổ hợp xét tuyển quy ước sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức.

Điểm thi THPT

Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT

Điểm học bạ

Sử dụng kết quả học tập cấp THPT

Với hình thức xét học bạ, thí sinh cần có điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0. 

Điểm trung bình của môn học tham gia xét tuyển là điểm trung bình cả năm lớp 12 của môn học đó.

Nhà trường nhận hồ sơ xét học bạ từ ngày 02/5/2024, thời hạn dự kiến đến 20/06/2024, thời hạn điều chỉnh (nếu có) nhà trường sẽ thông báo trên cổng thông tin tuyển sinh (http://tuyensinh.hou.edu.vn).

Điểm thi ĐGNL QG HN

Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức

Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức (HSA)

- Thí sinh có Tổng điểm từ 75/150 điểm trở lên đủ điều kiện nộp hồ sơ;

- Không có phần nào trong 3 phần của bài thi HSA (Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học) có điểm <5,0 điểm;

- Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi HSA*30/150 + [Điểm ưu tiên (nếu có)]

Trong đó:

+ Tổng điểm bài thi HSA tính theo thang điểm 150;

+ Điểm ưu tiên là tổng điểm của ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành;

Nguyên tắc xét tuyển: Căn cứ vào Điểm xét tuyển (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2), xếp từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu theo từng ngành.

Tiêu chí phụ: Nếu ở mức điểm trúng tuyển có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, nhà trường chọn thí sinh có điểm từng phần thi trong bài thi theo thứ tự ưu tiên cao hơn ngoài các tiêu chí cứng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau: Đối với thí sinh sử dụng bài thi HSA: Phần 1 (Tư duy định lượng), Phần 2 (Tư duy định tính), Phần 3 (Khoa học);

Thí sinh chỉ đủ điều kiện trúng tuyển khi đã tốt nghiệp THPT.

Ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh

Xét tuyển theo mã phương thức xét tuyển 500 (đối tượng dự bị đại học)

Thí sinh đã hoàn thành dự bị đại học, có điểm tổng kết từng môn học trong tổ hợp xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 6,0 điểm trở lên.

Điểm ĐG Tư duy ĐHBKHN

Sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức

Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức (HUST).

a. Thí sinh có Tổng điểm từ 50/100 điểm trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ;

b. Không có điểm từng phần thi trong bài thi HUST dưới mức quy định (Tư duy Toán học ≤ 4 điểm, Tư duy Đọc hiểu ≤ 2 điểm, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề <4 điểm)

c. Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi HUST *30/100 + [Điểm ưu tiên (nếu có)]

Trong đó:

- Tổng điểm bài thi HUST tính theo thang điểm 100;

- Điểm ưu tiên là tổng điểm của ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành;

Nguyên tắc xét tuyển: Căn cứ vào Điểm xét tuyển (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2), xếp từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu theo từng ngành.

Tiêu chí phụ: Nếu ở mức điểm trúng tuyển có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, nhà trường chọn thí sinh có điểm từng phần thi trong bài thi theo thứ tự ưu tiên cao hơn ngoài các tiêu chí cứng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau: Đối với thí sinh sử dụng bài thi HUST: Phần thi Tư duy Toán học, Phần thi Tư duy đọc hiểu, Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.

Thí sinh chỉ đủ điều kiện trúng tuyển khi đã tốt nghiệp THPT.

Xét tuyển kết hợp

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm:

Trường Đại học Mở Hà Nội thu học phí theo quy định của Nhà nước đối với trường đại học công lập tự chủ toàn diện; Chi tiết tại Phần I Đề án tuyển sinh năm 2024.

Xem thêm điểm chuẩn Đại Học Mở Hà Nội